1. Tại sao phải Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị điện?
Tất cả các tổ chức để vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đều cần sử dụng thiết bị điện. Tuy nhiên hoạt động của thiết bị điện cần được kiểm soát nghiêm ngặt bởi những sự cố ngoài ý muốn do thiết bị điện gây ra thường sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và gây thiệt hại lớn về tài sản.
Tai nạn về điện là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu trong tai nạn lao động và hoạt động dân dụng. Điều đáng nói là một hệ thống an toàn có khả năng loại trừ hầu như hoàn toàn khả năng này. Do đó, việc kiểm định an toàn kỹ thuật và kiểm tra định kỳ hệ thống điện là cực kỳ quan trọng.
Chính vì vậy, thiết bị điện phải được kiểm định kỹ thuật an toàn. Các căn cứ pháp lý cho kiểm định thiết bị điện:
- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2016; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Căn cứ Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
- Căn cứ Điều 57 - An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất của Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004:
Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN);
Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động;
- Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
- Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
- Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện, có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 01 năm 2017
Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành;
Điều 2 - Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; các tổ chức kiểm định; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Giới thiệu dịch vụ Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị điện
Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol CE) là tổ chức được chỉ định thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị điện có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Về khái quát, những thiết bị này bao gồm những thiết bị có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, thiết bị điện phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị điện phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị).
3. Các thiết bị điện cần kiểm định an toàn kỹ thuật
Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định có quy định chi tiết tại Phụ lục I của Thông tư 33/2015/TT-BCT, như:
Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa; QTKĐ kỹ thuật an toàn Cầu dao cách ly, Cầu dao tiếp địa – Ký hiệu WI 1628;
Sào cách điện, QTKĐ kỹ thuật an toàn Sào cách điện – Ký hiệu WI 1630;
Cáp điện, QTKĐ kỹ thuật an toàn Cáp điện – Ký hiệu WI 1634;
Máy cắt, QTKĐ kỹ thuật an toàn Máy cắt điện – Ký hiệu WI 1635;
Máy biến áp, QTKĐ kỹ thuật an toàn Máy biến áp – Ký hiệu WI 1637;
Chống sét van, QTKĐ kỹ thuật an toàn Chống sét van – Ký hiệu WI 1638.